Top 9 ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản tốt nhất 2020
Top 9 ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản tốt nhất 2020
Bạn muốn tìm hiểu về xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng lại không biết có bao nhiêu ngành nghề.
Bạn muốn tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của từng ngành nghề phổ biến.
Dưới đây là top 10 ngành nghề hot để bạn có thể lựa chọn đi sang Nhật Bản làm việc
NGÀNH KỸ SƯ
Đặc điểm ngành kỹ sư
Kỹ sư là những người làm kỹ thuật, những người sáng chế, thiết kế, phân tích, thử nghiệm các kết cấu, máy móc, vật liệu, công trình,… để khắc phục những hạn chế về công nghệ và đảm bảo được sự tối ưu về mặt chi phí, an toàn và tốc độ.
Nhật Bản là quốc gia có cơ sở hạ tầng và nền công nghiệp phát triển mạnh, chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành này là rất lớn.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của kỹ sư đó là giành phần lớn thời gian của mình để cân nhắc và lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất với yêu cầu của công việc
Các loại hình kỹ sư
- Kỹ sư kỹ thuật xây dựng và kiến trúc
- Kỹ sư nông nghiệp
- Kỹ sư hóa học
- Kỹ sư công nghệ thông tin
- Kỹ sư công nghệ sinh học
- Kỹ sư cơ khí – tự động hóa
- Kỹ sư kỹ thuật điện
- Kỹ sư kỹ thuật công nghiệp
- Kỹ thuật luyện kim và vật liệu
Nhật Bản tuyển những loại kỹ sư nào?
Các đơn tuyển dụng cho vị trí kỹ sư đi xklđ Nhật Bản hiện nay phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ phía đối tác Nhật. Thị trường Nhật Bản có nhu cầu rất lớn kỹ sư cho các ngành nghề như: Kỹ thuật điện, công nghệ thông tin, cơ khí, xây dựng và nông nghiệp,…
Phía Nhật hiện nay đang có nhu cầu kỹ sư Việt Nam cao bởi những lý do sau:
– Nguồn nhân lực của Nhật Bản thiếu nhiều, trong khi đó theo quy định từ năm 2016 của chính phủ chỉ cho phép các doanh nghiệp trong nước tuyển Thực tập sinh không quá 5% số nhân viên chính thức.
– Phía Nhật luôn đánh giá cao trình độ tay nghề của lao động Việt Nam.
– Nhật Bản đầu tư vốn ODA rất nhiều vào Việt Nam, số lao động sau khi làm việc ở Nhật có thể tiếp tục đóng góp cho các doanh nghiệp của Nhật Bản
– Ý thức của người Việt Nam tốt hơn nhiều so với lao động từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan,…
Mức thu nhập cơ bản hàng tháng của một Kỹ sư Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc có thể đạt được từ 170.000 ¥ đến 190.000¥ (khoảng 35 – 39 triệu đồng)
Con số trên có thể tăng thêm tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và sự chăm chỉ của mỗi cá nhân.
NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
Đặc điểm của ngành điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên là người đảm nhiệm những công việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Thực hiện thăm khám và các việc khác liên quan tới quá trình phục hồi và điều trị cho bệnh nhân.
Với đặc điểm số lượng người già chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu dân số nên việc chăm sóc họ là vấn đề mà chính phủ Nhật Bản đang rất quan tâm. Số lượng người già gặp các vấn đề về sức khỏe ngày càng cao bởi thế hệ trẻ của họ hiện nay đang có xu hướng sống tách biệt với bố mẹ. Chính vì vậy mà nhân sự trong ngành điều dưỡng đang rất thiếu.
Điều dưỡng tại Nhật Bản làm việc ở đâu?
Hiện nay các điều dưỡng viên ở Việt Nam sang Nhật Bản làm việc phải đi theo chương trình EPA (Economic Partnership Agreement) được ký kết bởi chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2016. Chính vì vậy điều dưỡng viên sẽ làm việc trực tiếp tại các cơ sở y tế và viện dưỡng lão của chính phủ Nhật Bản.
Thu nhập của một điều dưỡng Việt Nam khi làm việc ở Nhât Bản thường giao động trong khoảng từ 130.000¥ tới 140.000¥ (khoảng 28-30 triệu đồng). Nếu có chứng chỉ nghề nghiệp thì mức thu nhập cơ bản có thể lên tới 270.000¥ tới 290.000¥ (55-60 triệu đồng).
Bởi tính chất đặc thù của nghề điều dưỡng nên phía Nhật có nhiều tiêu chí khắt khe đối với ngành nghề này như về trình độ học vấn, trình độ tiếng Nhật, tố chất con người,… Bên cạnh những yêu cầu đó thì phía chính phủ Nhật cũng tạo điều kiện cho người Việt Nam có thể làm việc vô thời hạn tại Nhật nếu bản thân có nguyện vọng ở lại.
NGÀNH ĐIỆN TỬ
Đặc điểm ngành điện tử
Là ngành công nghiệp chủ lực đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản nên nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành này không ngừng tăng cao. Các nhà máy công nghiệp ở Nhật sản xuất rất nhiều các thiết bị phục vụ từ nhu cầu sử dụng cá nhân như: điện thoại, máy tính, tivi, tủ lạnh,… đến nhu cầu sản xuất như: máy móc, thiết bị điều khiển tự động,…
Ngành điện tử công nghiệp ở Nhật Bản được chia làm hai ngành nghề chính: Lắp ráp thiết bị và máy điện và Lắp ráp máy móc điện tử. Chính vì vậy các đơn hàng trong lĩnh vực này có rất nhiều. Tuy nhiên, yêu cầu của ngành này khá cao về trình độ và kỹ năng tay nghề, bên cạnh đó còn có những áp lực về thời gian và sai sót.
Ngành điện tử làm gì?
Không giống như các đơn hàng xuất khẩu lao động ngành nghề khác luôn đòi hỏi thực tập sinh phải có thể lực cao, chịu được công việc nặng nhọc. Ngành điện tử công nghệ không đặt nặng những yêu cầu này mà thay vào đó yêu cầu sự tỉ mỉ, tập trung và cẩn thận.
Môi trường làm việc của những thực tập sinh làm việc trong ngành này chủ yếu là ở trong các công xưởng sản xuất. Thực hiện các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại như lắp ráp những linh kiện điện tử, vì vậy đây là công việc đơn giản và phù hợp với đa số thực tập sinh Việt Nam.
Mức thu nhập cơ bản của một thực tập sinh ngành điện tử công nghiệp khoảng 140.000¥ (khoảng 28 triệu đồng).
NGÀNH CƠ KHÍ NHẬT BẢN
Đặc điểm ngành cơ khí Nhật Bản
Nhắc đến cơ khí Nhật Bản là nhắc tới những nhà máy sản xuất ô tô, tàu biển, những máy móc công nghiệp hiện đại,… Người Nhật rất tự hào về ngành công nghiệp này và họ luôn muốn giữ vững thế mạnh của mình bằng cách đầu tư vào nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Ngành cơ khí nghe có vẻ như là một công việc nặng nhọc đối với người Việt Nam bởi hình ảnh người làm cơ khí gắn liền với bụi bẩn và dầu mỡ. Tại Nhật người làm cơ khí được đào tạo các kiến thức và kỹ thuật máy móc, công việc chủ yếu là sử dụng máy móc hỗ trợ không phải dùng nhiều sức lực như ở Việt Nam.
Thực tập sinh cơ khí làm việc như thế nào?
Để có thể làm việc trong ngành cơ khí tại Nhật Bản, thực tập sinh phải trải qua quá trình đào tạo khắt khe về kiến thức, các loại máy móc và cách ứng dụng máy móc để hỗ trợ cho công việc.
Khi đã thành thạo thực tập sinh sẽ thấy công việc rất nhẹ nhàng và không vất vả như họ hình tượng.
Mức thu nhập cơ bản của một thực tập sinh cơ khi là khoảng: 130.000¥ đến 140.000¥ hàng tháng chưa kể thời gian tăng ca làm thêm giờ.
NGÀNH XÂY DỰNG
Đặc điểm ngành xây dựng ở Nhật Bản
Nghề xây dựng là ngành nghề lao động trực tiếp ngoài trời, người làm xây dựng phải trực tiếp đối mặt với những nguy hiểm. Phần đông người lao động sẽ có những đánh giá không tốt bởi lương không cao và vất vả nặng nhọc. Trên thực tế, nghề xây dựng ở Nhật Bản có sự khác biệt hơn so với ở Việt Nam đó là:
– Môi trường làm việc ở Nhật Bản sạch sẽ và quy củ
– Chế độ bảo hiểm cho người lao động được đảm bảo
– Công cụ hỗ trợ xây dựng được trang bị đầy đủ
– Bảo hộ lao động tốt
– Chế độ ăn ở tốt
Những ngành nghề xây dựng ở Nhật Bản:
Có rất nhiều ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng giành cho phía thực tập sinh Việt Nam tiêu biểu như:
– Nghề giàn giáo
– Nghề cốp pha
– Nghề nội thất
– Nghề buộc sắt
– Nghề sơn
Nhu cầu nguồn nhân lực cho xây dựng ở Nhật Bản hiện nay đang rất lớn do việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng sau thảm họa và chuẩn bị cho thế vận hội năm 2020 sắp diễn ra ở Nhât. Chính vì vậy sẽ có nhiều cơ hội giành cho thực tập sinh ở Việt Nam trong tương lai.
Mức lương cơ bản hàng tháng đối với thực tập sinh ngành xây dựng hiện nay dao động khoảng: 130.000¥ đến 150.000¥ (khoảng 26 đến 30 triệu).
NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Đặc điểm đơn hàng nông nghiệp Nhật Bản
Nông nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng, vì vậy việc làm nông nghiệp ở Nhật Bản về cơ bản không khó. Sự khác biệt nổi bật so với Việt Nam đó là Nhật Bản có rất nhiều thiết bị và máy móc hiện đại cùng với kỹ thuật canh tác tốt nên cho năng suất cao hơn.
Cách làm nông nghiệp của Nhật Bản rất hiệu quả, thông thường người Nhật canh tác quanh năm mà không ngắt quãng, không theo mùa vụ như ở Việt Nam. Người Nhật Bản trồng trọt bên trong nhà kính nên nếu thời tiết không ủng hộ thì sẽ đóng lại để tránh thiệt hại. Hệ thống tưới tiêu được tự động hóa tiết kiệm được nước và nhân công.
Hệ thống trang trại ở Nhật có hệ thống máy móc phục vụ từ những công việc đơn giản nhất, vì vậy người lao động Việt Nam khi sang làm nông nghiệp chỉ có nhiệm vụ vận hành hệ thống đó.
Thực tập sinh ngành nông nghiệp ở Nhật Bản
Ngành nông nghiệp Nhật Bản có rất nhiều nghề, có thể nhóm lại thành 3 nhóm chính như:
– Thu hoạch đóng gói
– Chăn nuôi
– Trồng trọt
Nông nghiệp ở Nhật Bản đem lại nguồn thu rất lớn, vì vậy mà mô hình làm nông nghiệp của họ khác Việt Nam. Nếu như chúng ta nuôi trồng chỉ dừng ở quy mô hộ gia đình thì phía Nhật là những công ty, xí nghiệp, đơn vị cung ứng thực phẩm, … Và người Việt khi đi sang đây sẽ chỉ vào những đơn vị kể trên để làm việc.
Mức lương trung bình của một thực tập sinh khi đi xuất khẩu làm nông nghiệp có thể từ: 130.000¥ đến 150.000¥ (khoảng 26 đến 30 triệu).
NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Đặc điểm ngành chế biến thực phẩm
Ngành chế biến thực phẩm của Nhật Bản rất đa dạng như: Chế biến thức ăn nhanh, làm cơm hộp, làm bánh ngọt, làm bánh kẹo, … Vậy nên những đơn hàng đi xuất khẩu lao động ngành chế biến thực phẩm ở Nhật luôn đa dạng và hấp dẫn với thực tập sinh Việt Nam.
Chế biến thực phẩm ở Nhật Bản chủ yếu làm theo dây chuyền khép kín với sự tham gia của nhiều người. Thực phẩm lúc nào cũng có nhu cầu, vậy nên việc làm ở các doanh nghiệp chế biến thức ăn của Nhật Bản không hề thiếu. Sẽ có nhiều cơ hội cho thực tập sinh Việt Nam làm việc trong ngành này.
Thực tập sinh ngành chế biến thực phẩm làm việc ở đâu?
Công việc chế biến thực phẩm chủ yếu làm ở trong công ty, nhà máy chế biến thức ăn nên không phải ra ngoài. Với đặc thù sản phẩm nên môi trường làm việc của công nhân chế biến thực phẩm rất sạch sẽ, yêu cầu khắt khe về khâu giữ vệ sinh chung.
Ngành chế biến thực phẩm làm trong nhà vậy nên sẽ không phải chịu ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, làm việc trong nhà sẽ không bị mất sức bởi nhiệt độ ổn định.
Mức lương ngành chế biến thực phẩm cho thực tập sinh có thể từ: 150.000¥ đến 160.000¥ (khoảng 30 đến 32 triệu).
NGÀNH DỆT MAY
Đặc điểm ngày dệt may Nhật Bản
Ngành may mặc của Nhật Bản có thị trường rất lớn ở trong nước và thế giới. Để duy trì ngành công nghiệp này, Nhật Bản tuyển rất nhiều nhân lực từ các thị trường trên thế giới như: Việt Nam, Trung Quốc và Philipin. Đây là một cơ hội lớn cho thực tập sinh Việt Nam có cơ hội được làm việc ở đất nước xinh đẹp này
Ngành may có đặc thù khác so với các ngành kể trên bởi chỉ tuyển lao động nữ, hạn chế lao động nam. Nghề may đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo. Vì vậy mà lao động từ Việt Nam luôn được đánh giá cao hơn so với các nước khác.
Nghề làm trong ngành dệt may Nhật Bản có rất nhiều, có thể thống kê như sau:
– Nghề xe chỉ
– Nghề dệt
– Nghề nhuộm
– Sản xuất sán phẩm đan
– Sản xuất sợi đan
– Sản xuất quần áo trẻ em
– Sản xuất quần áo nữ
– Sản xuất đồ nam giới
– May quần áo
Ngành dệt may có điểm giống với ngành chế biến thực phẩm là môi trường làm việc ở trong nhà máy công xưởng sản xuất, vì vậy mà điều kiện làm việc tốt và không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Hiện tại mức lương của ngành này dành cho thực tập sinh Việt Nam khoảng: 130.000¥ đến 140.000¥ (khoảng 26 đến 28 triệu).
NGÀNH ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
Đặc điểm của của ngành đánh bắt thủy sản
Với đặc thù địa lý xung quanh là biển, ngành đánh bắt thủy sản chiếm một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của Nhật Bản. Nghề đánh bắt thủy sản đạt đến mức chuyên nghiệp rất cao.
Người dân tại đất nước mặt trời mọc có thói quen tiêu thụ rất nhiều món ăn được chế biến từ hải sản, Vì vậy mà ngành thủy sản của Nhật Bản phát triển từ lâu đời. Việc đánh bắt thủy sản rất mạnh, tuy nhiên người Nhật không tận diệt mà để các loài hải sản có thể tự thái thiết, nên nguồn hải sản của đất nước này không bao giờ cạn kiệt.
Nhu cầu lớn và sản lượng khai thác còn rất nhiều, Vì vậy mà nguồn lực của ngành này đang thiếu. Những năm gần đây, Nhật Bản tuyển rất nhiều lao động từ phía Việt Nam để khai thác hải sản cho đất nước họ. Những thực tập sinh yêu thích biển và thiên nhiên có nhiều cơ hội để đi biển ở đất nước mặt trời mọc này.
Ngành đánh bắt thủy sản làm việc như thế nào?
Nghề đánh bắt thủy sản được triển khai trên một phạm vi rộng lớn, vì vậy nên có 3 loại hình khai thác chính đó là: Khai thác gần bờ, khai thác xa bờ, khai thác viễn dương.
Cả ngư dân Nhật và người Việt sẽ phải làm việc ngoài xa bờ trong thời gian từ vài ngày tới một tháng mới quay lại bờ. Người lao động phải gác lại những công việc cá nhân để tập trung cho công việc.
Thực tập sinh Việt Nam tham gia đơn hàng đi biển đánh bắt cá có cơ hội kiếm được thu nhập lớn hơn so với những ngành nghề khác. Tuy nhiên, do tính chất công việc của ngành nghề mà yêu cầu đối với công việc này khá cao, đòi hỏi nam giới có thể lực tốt mới có thể đáp ứng được điều kiều kiện làm việc.
Mức lương cơ bản mà một thực tập sinh có thể nhận được khá cao, có thể từ 140.000¥ đến 150.000¥ (khoảng 28 đến 30 triệu).
Có thể thấy rằng nhu cầu về nhân lực của Nhật Bản trong nhiều năm nữa vẫn là rất lớn bởi sự phát triển của kinh tế và nhu cầu xã hội không ngừng tăng cao. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, sức khỏe và định hướng của mình để có thể hoàn thành tốt 3 năm làm việc tại đất nước này.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
Chi tiết xin liên hệ trực tiếp với
CÔNG TY TNHH NHÂN LỰC KHỞI NGHIỆP
Địa chỉ số: Số 1, Đường Văn Chung, Phường 13, Q. Tân Bình, TP.HCM
Tel: 0862.868.670 – 0862.868.671
Website : www.manstart.com.vn – Fanpage : www.facebook.com/manstart2019