Tìm hiểu quy định về thời gian làm thêm ngoài giờ tại Nhật Bản để bảo vệ quyền lợi cho thực tập sinh

Tìm hiểu quy định về thời gian làm thêm ngoài giờ tại Nhật Bản để bảo vệ quyền lợi cho thực tập sinh

 

Làm thêm ngoài giờ được xem như là một nét văn hóa với người Nhật. Đối với các thực tập sinh tham gia xuất khẩu lao động, việc tăng thời gian làm việc sẽ giúp các bạn tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là điều tốt nếu bạn phải làm việc cho một công ty bắt làm thêm quá nhiều giờ.  Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các thực tập sinh khi đến Nhật Bản làm việc, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về quy định thời gian làm thêm. Hãy cùng hiểu nhé. 

 

Thời gian lao động được quy định bởi Luật pháp Nhật Bản là thời gian làm việc được ấn định cho người lao động. Có 2 loại thời thời gian làm việc ở Nhật, là: Thời gian lao động Pháp định và thời gian lao động Sở định.

Luật lao động Nhật Bản quy định, trừ thời gian nghỉ giải lao, thì thời gian làm việc tối đa đối với một lao động là 8 tiếng/ngày, tương đương 40 tiếng/tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần, thì thời gian không quá 10 tiếng/tuần. Mỗi công ty có thể linh hoạt thay đổi ngày nghỉ trong tuần cho phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo công việc. Số giờ định mức 1 năm làm việc tối đa là 2087 giờ. Giờ làm đêm được tính tính từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Quy định thời gian làm thêm không được phép quá 50% số giờ làm việc thường trong 1 ngày đồng nghĩa không quá 12 tiếng/ngày kể cả làm thêm giờ. Đây gọi là thời gian lao động pháp định, hay còn gọi là thời gian lao động cơ bản. Về nguyên tắc, nếu thời gian làm việc vượt quá 8 tiếng/ngày là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù đã quy định thời gian làm việc theo pháp luật dành cho người lao động, nhưng việc làm thêm ngoài giờ đã trở thành một điều phổ biến tại Nhật Bản. Đó là lý do xuất hiện “thời gian lao động Sở định” (là thời gian được ký kết bởi lao động và chủ sử dụng lao động). Thời gian lao động sở định được dựa trên thời gian lao động pháp định, tuy nhiên không nhất thiết phải giống hoàn toàn, nhưng không được vượt quá thời gian lao động pháp định. Vượt quá thời gian lao động sở định và pháp định sẽ được coi là làm thêm giờ. Như đã nói ở trên, khi thời gian người lao động làm việc vượt quá thời gian lao động sở định và pháp định, thì thời gian vượt quá đó sẽ được tính là thời gian làm thêm ngoài giờ. Thời gian làm thêm cũng được chia làm 2 loại : Làm thêm trong thời gian lao động pháp định và làm thêm ngoài giờ lao động pháp định. Nếu người lao động làm việc quá thời gian lao động sở định (được quy định trong hợp đồng) nhưng không vượt quá thời gian lao động pháp định, thì thời gian làm thêm đó được gọi là làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định. Đối với làm thêm trong thời gian lao động pháp định, công ty chỉ cần trả tiền lương cơ bản cho người lao động được ghi trên hợp đồng là đủ. Thời gian lao động pháp định là không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Khi vượt quá thời gian này, khoảng thời gian đó được coi là làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định. Khi trả lương cho người lao động, ngoài tiền lương cơ bản, công ty còn phải trả thêm 1 khoản tiền lương làm thêm ngoài giờ, được tính theo 1 tỷ lệ nhất định trên lương cơ bản. – Khoảng thời gian làm thêm sau 8 tiếng thông thường: Tăng 25% lương cơ bản. – Khoảng thời gian làm thêm rơi vào từ 10 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau: Tăng 50% lương cơ bản. – Làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ: Tăng 35% lương cơ bản. Đối với những người lao động nhận lương cố định theo tháng chứ không tính theo lương giờ, thì cách tính toán có phức tạp hơn vì lương tháng bao gồm các loại phụ cấp khác nên trước hết cần trừ các khoản trợ cấp, sau đó chia cho số giờ làm việc để ra lương theo giờ và tính lương làm thêm theo lương giờ đó. Để tránh tình trạng các lao động bị bóc lột, bắt buộc phải làm thêm quá nhiều giờ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, Luật pháp lao động Nhật Bản quy định rõ ràng về thời gian làm việc thêm ngoài giờ cho người lao động. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ trái với pháp luật. Cụ thể như: 1 tuần người lao động chỉ được làm thêm tối đa 15 giờ, 2 tuần thì 27 giờ, 4 tuần 43 giờ, 1 tháng là 45 giờ…

 

Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, cho nên những trường hợp người lao động bị bắt làm thêm giờ rất phổ biến.  Để tránh những trường hợp bị lợi dụng, ép buộc thì các thực tập sinh của chúng ta trước khi tham gia xuất khẩu lao động nên tìm hiểu rõ về các quy định trong Luật lao động Nhật Bản nhé.  Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn. 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *