Bồi dưỡng kiến thức cho người đi xuất khẩu lao động

Bồi dưỡng kiến thức cho người đi xuất khẩu lao động

 

Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động trước khi đi xuất khẩu được xem là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ lao động di cư vì những chương trình này cung cấp cho người lao động những thông tin cơ bản về pháp luật Việt Nam và nước đến cũng như phong tục tập quán để giúp họ hòa nhập nhanh hơn với cuộc sống ở nơi họ sẽ tới làm việc cũng như giúp học biết cách bảo vệ bản thân và tối đa hóa lợi ích trong quá trình sống và làm việc.


Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho Thực tập sinh tại MANSTART

Chẳng hạn như trong lao động sản xuất, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất chế tạo, những kiến thức quy định liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nội quy nhà máy là rất cần thiết cho người lao động, giúp người lao động hiểu và tuân thủ các quy trình khi tham gia sản xuất và phòng tránh được những bất trắc có thể xảy ra, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của chính những người đi xuất khẩu lao động.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những người lao động sẽ phải sống trong một môi trường cộng đồng có sự khác biệt lớn về thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán, đặc biệt là ý thức tôn giáo. Vì vậy, nếu không nắm được các kiến thức đó, người lao động rất khó có thể hòa nhập được với cộng đồng.

Lớp học của MANSTART

Trong thực tế đã phát sinh những vụ việc mà nguyên nhân là do những người đi xuất khẩu lao động không hiểu về phong tục tập quán và pháp luật của nước sở tại mà vô tình trở thành người phạm luật như: uống rượu ở các nước theo đạo Hồi hoặc nhặt những đồ vô thừa nhận đem về dùng. Đặc biệt các vấn đề phát sinh về tranh chấp quyền lợi sẽ có thể xảy ra giữa người lao động và chủ sử dụng. Nếu không được đào tạo, người lao động sẽ tự ý đình công, lãn công, vi phạm luật của nước sở tại. Khi và cơ quan chức năng vào sẽ khó khăn hơn trong việc giải quyết.

Xuất phát từ những yêu cầu thiết yếu trên, công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi xuất khẩu đã trở thành một trong những nội dung bắt buộc đối vói những các nhân, tổ chức doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đã được thể chế hóa trong luật pháp của Việt Nam, cụ thể là Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

QUY ĐINH PHÁP LUẬT VỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CHO NGƯỜI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.

Quy định về trách nhiệm đối với công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trách nhiệm của người lao động

Người lao động có nguyện cọng đi làm việc ở nước ngoài phải chủ động tìm hiểu pháp luật có liên quan và tha gia các khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi xuất khẩu.

Trách nhiệm của tổ chức/doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Doanh nghiệp. tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi xuất khẩu có trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cần thiết, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

Đối với công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trạch nhiệm thực hiện việc “Quy định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài” và trực tiếp là “Bộ Trưởng Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội quy định cụ thể chương trình, thời gian bồi dưỡng kiến thức cần thiết”.

Quy định nội dung và chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

Nhằm mục đích trang bị cho người lao động những hiểu biết cần thiết về pháp luật Việt Nam, pháp luật cũng như phong tục, tập quán, nếp sống, sinh hoạt và làm việc của nước tiếp nhận lao động, pháp luật Việt Nam quy định chi tiết về Chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người đi lao động trước khi sang làm việc ở nước ngoài như sau:

Chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết phải đảm bảo 9 nội dung như gồm:

  • Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc.
  • Những nội dung về pháp luật hình sự, dân sự,.. của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.
  • Nội dung hợp đồng ký giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra ngước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Kỷ luật, an toàn vệ sinh lao động.
  • Phong tục, tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận.
  • Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống.
  • Sử dụng các phương tiện giao thông, đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
  • Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài.
  • Ôn tập và kiểm tra cuối khóa.

Lớp bồi dưỡng kiến thức xuất khẩu lao động

Thời gian đào tạo áp dụng bắt buộc để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động là 24 tiết

Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

Theo quy định của pháp luật, Cục quản lý lao động ngoài nước trực thuộc Bộ lao động ngoài nước trực thuộc Bộ lao động – Thương binh và Xã hội có trạch nhiệm biên soạn và ban hành tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài., đảm bảo các nội dung đã nêu ở phần trên. Ngoại trừ phần nội dung hợp đồng ký giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra ngước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và nội dung về kỷ luật, an toàn vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài biên soạn. Hiện tại, Cục quản lý lao động ngoài nước đã biên soạn và phát hành tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở các quốc gia và cùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, UAE, Malaysia, Đài Loan, Macao, Saudi Arabia,…

Riêng chương trình và tài liệu đối với chuyên gia, sỹ quan, thủy thủ trên các tàu vận tải thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

Cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.

Sau khi người lao động hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết và đáp ứng được các điều kiện theo yêu cầu của khóa học, người đứng đầu bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.

Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo mẫu do Bộ lao động – Thương Binh và xã hội ban hành. Người đứng đầu các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức các nhân đầu tư ra ngước ngoài đưa người lao động đi làm việc có trạch nhiệm tổ chức in và quản lý phôi chứng chỉ. Các chi nhánh được doanh nghiệp hoạt động dịch vụ giao hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhận phôi chứng chỉ từ doanh nghiệp.

Mẫu chứng chỉ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được đăng ký tại cục QLLĐNN trước khi cấp cho người lao động.

Quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định kiến thức cần thiết như sau:

Những doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết cần thiết sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể bị tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng nhân lực từ một đến 3 tháng. Việc đình chỉ chính thức chỉ khi không khắc phục được hậu quả do hành vi phạm pháp gây ra và doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh.

Tình hình thực tiễn triển khai công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài tại Việt Nam.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước.

Với chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động đã ban hành các quy định về nội dung, thời lượng và giáo trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết phù hợp với từng thị trường cụ thể. Đồng thời quy trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ cho lao động hoàn thành khóa học.

Về nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết, Bộ lao động và Cục quản lý lao động ngoài nước xây dựng nội dung theo đề cương cho các nước có đông lao động Việt Nam tới làm việc.

Đồng thời, với sự chỉ đạo của Bộ lao động và Cục QLLĐNN đã tiến hành thanh kiểm tra hoạt động bồi dưỡng kiến thức của các doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh hoạt động này. Đồng thời có các biện pháp xử lý vi phạm quy định pháp luật về bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.

Về các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài:

Hiện phần lớn các doanh nghiệp đều chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài, tron đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi theo nội dung và thời lượng quy định. Ngoài việc đào tạo, nhiều doanh nghiệp rút ra từ kinh nghiệm đưa lao động đi để giảng dạy cho người lao động.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về vấn đề này khi không thể chức đào tạo mà vẫn cấp chứng chỉ hoặc tổ chức đào tạo không đủ thời lượng và không trang bị cho người lao động đầy đủ các nội dung theo quy định. Cán bộ đào tạo của doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng sư phạm nên truyền đạt kiến thức cho người lao động còn hạn chế, dẫn tới tình trạng người lao động thiếu thông tin, kiến thức cần thiết để có thể hòa nhập với cuộc sống, công việc ở nước ngoài và không biết các xử lý khi có vấn đề phá sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Lớp bồi dưỡng kiến thức cho người lao động

Về phía người lao động.

Phần lớn người lao động đi làm việc ở nước ngoài là lao động phổ thông, chưa qua đào tạọ, trình độ văn hóa cũng như nhận thức còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến việc trang bị nghề nghiệp, ngoại ngữ, và kiến thức cần thiết trước khi đi lao động ở nước ngoài. Chính vì vậy, vẫn còn tình trạng người lao động có tam lý ngại học, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức khi tham gia các khóa đào tạo dẫn tới chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Một số đề xuất đổi mới và nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động Việt Nam.

Tài liệu bồi dưỡng kiến thức được cập nhật thường xuyên (hàng năm) cải tiến và đáp ứng yêu cầu của quốc gia tiếp nhận.

Nghiên cứu quy định về vai trò quản lý của các cơ quan có liên quan tới việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài:

Tại Việt Nam, việc quy định các doanh nghiệp/tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được phép tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng đào tạo lao động không được đảm bảo.

Chính vì vậy, vai trò kiểm tra giám sát, nghiên cứu việc quy định trách nhiệm tham gia của các các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo cho người lao động để nâng cao chất lượng đào tạo.

Nghiên cứu vai trò của các tổ chức độc lập tham gia kiểm tra chất lượng đầu ra của người lao động sau khi hoàn thành khóa học để đánh giá chất lượng đào tạo của các doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu chỉnh sửa luật Người lao động Việt Nam đi làm xuất khẩu lao động theo hợp đồng có quy định cho phép các tổ chức độ lập tham gia kiểm tra chất lượng các học viên sau khóa đào tạo định hướng và cấp chứng chỉ. Việc này sẽ là động cơ để các doanh nghiệp phải thực hiện đào tọa một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu về nội dung và đủ thời lượng. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức tự học, tự tìm hiểu của người lao động để có thể vượt qua kỳ kiểm tra và được cấp chứng chỉ khi đi xuất khẩu lao động.

 

Để biết thêm về các ngành nghề xuất khẩu lao động, thao khảo bài viết dưới đây:
Top 9 ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản tốt nhất 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *